Cây Thuốc Việt

    Cây Thuốc Việt . Theo số liệu thông kê gần đây ở nước ta có hơn 3.800 loài cây làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 loài thực vật. Hà...

   Cây Thuốc Việt .Theo số liệu thông kê gần đây ở nước ta có hơn 3.800 loài cây làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 loài thực vật. Hàng năm cả nước sử dụng khoảng 50.000 tấn dược liệu. Cây thuốc việt dùng làm thuốc được thu hái hoang dại, trồng trọt hoặc nhập khẩu  Với số lượng lớn như vậy có rất nhiều cây thuốc, vị thuốc còn xa lạ với người dùng, hoặc nghe nhắc đến nhiều nhưng chưa hiểu đầy đủ về chúng. Trang web này giới thiệu  một số thông tin làm cho bạn đọc gần gũi hơn, thân thuộc hơn với những cây thuốc, vị thuốc này.
                                                 1 số cây thuốc việt .
- Nhiều Lương y biết vị thuốc Bàng đại hải nhập từ Trung Quốc, nhưng ít ai biết đến Hạt cây Lười ươi (Sterculia lychnofera Hance), họ Trôm (Sterculiaceae)có nhiều ở miền Trung Nam bộ, Vị thuốc còn có tên An Nam tử . Hàng năm ta xuất nhiều tấn hạt Lười ươi sang Trung quốc rồi lại mua về với tên Bàng đại hải.
Mật gấu (Fel Ursi) là túi mật hoặc dịch mật lấy từ các loài Gấu (Gấu ngựa, Gấu chó...), là vị thuốc được ghi từ sách cổ chủ yếu dùng làm thuốc xoa bóp chữa sưng đau do ngã... Ngày xưa mật gấu được lấy từ gấu rừng gần đây có nhiều cơ sở nuôi gấu lấy mật. Quá trình nuôi gấu, lấy mật gấu liên quan nhiều đến các quy định về bảo vệ động vật, môi trường.. , hiệu quả, giá trị chữa bệnh của mật Gấu cũng chưa tương xứng với quá trình chăm sóc  nuôi dưỡng chúng. Hơn nữa có thể thay thế mật gấu bằng những dược liệu khác đơn giản hơn. Mật gấu còn là tên gọi của một số cây thuốc như cây  Vàng kiêng (Hùng đảm thụ) có tên khoa họcNauclea purpurea Roxb, họ Cà phê (Rubiaceae) chữa viêm túi mật; cây Hy kiểm (Hùng đởm thảo - Plectranthus ternifolius D.Don), họ Bạc hà (Lamiaceae)... Những đoạn thân, thân rễ bán ở chợ, hiệu thuốc YHCT  với tên "Mật gấu" lấy từ cây Hoàng liên Ô rô.( Mahonia nepalensis DC. ), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), cây này có nhiều ở vùng núi cao của các tỉnh phía Bắc nước ta.


Trầm hương (Trầm) ở nước ta là sản phẩm đặc biệt nằm trong phần gỗ của thân, rễ cây Gió (Aquilaria crasna Pierre, họ Thymeleaceae) và một số loài khác thuộc chi Aquilaria . Không phải  cây Gió nào cũng có Trầm, chỉ một số cây Gió chứa Trầm. Chưa có giải thích đầy đủ về sự hình thành Trầm trong cây. Có tài liệu cho rằng Trầm được tạo thành từ các vết thương của cây, khi gặp những cây Gió còn non người ta thường dùng dao chém vào thân cây thành những vết thương và theo dõi nhiều năm sau để lấy Trầm, đóng đinh vào cây Gió sau một thời gian xung quanh chỗ đóng đinh cũng có thể tạo nên Trầm. Có thể khi bị thương tích hoặc khi bị nhiễm bệnh ở một vùng nào đó, cây tích tụ nhựa đến để tự "băng bó" hoặc để tự đề kháng tạo thành Trầm. Thân cây Gió có nhiều u bướu hoặc gốc có gò mối thì thường có Trầm. Năm 1977, Julaluodin đã tìm thấy trong vùng có Trầm của cây Gió chứa một loại nấm . Ông đã thử nghiệm bằng cách cấy những nấm ấy vào thân những cây Gió lành mạnh, sau một thời gian vùng nhiễm nấm trở nên sậm màu và cũng tạo ra Trầm. Trầm thường tìm thấy ở những cây Gió mọc ở các tỉnh Quảng Trị, Bình Định, Ninh thuận, Bình thuận, Lâm Đồng thuộc dãy Trường Sơn, người ta còn gặp ở đảo Phú Quốc Trầm của ta rất có giá trị trên thị trường quốc tế, nhất là đối với Trung Quốc. Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản. Đó là hương liệu quý trong việc điều chế các loại nước hoa hảo hạng, một số loại xà phòng tắm...Trầm thường dùng để làm nhang (hương) nên gọi là Trầm hương
Trầm hương thường là những khối gỗ có kích thước, hình dạng không nhất định (do quá trình loại bỏ phần gỗ không "tạo Trầm"), có những vết đen, khi đốt cháy tỏa ra mùi thơm. Tuỳ mức độ "hoá trầm" mà Trầm hương có tỷ trọng khác nhau, người ta phân ra nhiệu loại Trầm: Loại có tỷ trọng lớn hơn 1 được xếp loại 1, tỷ trọng khoảng 1 xếp loại 2... Trầm chất lượng thấp được dùng làm hương và để cất tinh dầu  Nhựa trong thân, rễ cây Gió được gọi là Kỳ nam. Trầm hương còn có thể đựoc lấy từ loài Xương rồng (Euphorbia antiquorum L.), loại trầm này kém giá trị hơn.
Tránh nhầm Trầm hương với rễ cây Hương lâu (Dianella ensifolia (L.) DC, họ Hương bài (Phormiaceae) khi đốt lên rất thơm dùng để làm hương trầm đốt vào những ngày tết..
Ngoài công dụng làm hương liệu người ta còn xông Trầm trong nhà để trừ khí độc và thường mang Kỳ nam trong người để ngừa sơn lam chướng khí. ở một vài vùng, nhất là vùng Phú Khánh, người ta thường bọc Kỳ nam trong túi vải thưa để đeo ở cổ xem như "bùa hộ mệnh". Có tài liệu cho rằng Trầm, Kỳ là thuốc trụy thai, phụ nữ có thai không nên uống hoặc mang trong mình vì có thể làm sảy thai.
            Cây Thuốc Việt, một số người thường lấy gỗ cây Sơn già (Exoecaria agallocha L.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) để bán giả Trầm hương. Cây Sơn già có gỗ nặng và rất cứng, có màu nâu đỏ, có chấm đen hoặc xám, vị đắng, có mùi thơm dễ chịu, một số địa phương ở Ấn Độ, Trung Quốc vẫn thường đốt để xông hương trong nhà cho thơm.
Gỗ cây Gió mềm, xốp, đốt khó cháy, tạo nhiều khói thường dùng làm giấy (giấy dó) không sử dụng làm đồ gỗ dân dụng được. Cần nghiên cứu thêm về quá trình tạo Trầm trong cây cũng như sử dụng của Trầm trong thực tế để có định hướng trong phát triển trồng trọt cây 

Công ty Cây thuốc việt kính chúc Quý khách và gia đình sức khỏe - làm ăn phát tài - liên tục phát triển
 Thông tin trên caythuocviet.vn mang tính chất tham khảo. Không tự ý sử dụng - phải theo hướng dẫn của các Lương y. Thông tin trên caythuocviet.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi tại e-mail: caythuocvietquy@gmail.com
Đường dây nóng: 0902218183

You Might Also Like

0 comments

Flickr Images